CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUAN TRỌNG NĂM 2024 NÊN BIẾT

CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUAN TRỌNG NĂM 2024 NÊN BIẾT
Ngày đăng: 8 tháng trước

    VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BỘ CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?
    Đối với các loại hình thức vận chuyển khác nhau, thì chứng từ vận tải quan trọng và tuyệt đối không thể để xảy ra một lỗi sai sót nào đó chính là vận đơn (Bill of Lading). Hiện nay, có khá nhiều loại vận đơn như sau: vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không và giấy gửi hàng đường sắt.

    Còn đối với hình thức vận tải đường bộ thì lại không có vận đơn. Thay vào đó sẽ là những giấy tờ, chứng từ khác như: chứng từ giao nhận hàng tại kho FCR, Cargo Receipt,…

    Những loại giấy tờ này thường sẽ không có giá trị sở hữu hoặc chuyển nhượng hàng hóa, mà chỉ được sử dụng như một biên nhận hàng hóa, do đó, trong những loại chứng từ vận tải đường bộ sẽ không tồn tại vận đơn đường bộ.

    LIỆT KÊ NHỮNG LOẠI CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUAN TRỌNG CẦN PHẢI NHỚ
    Giấy tờ xe

    Giấy đăng ký xe ô tô.
    Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô các loại.
    Giấy chứng nhận kiểm định xe ô tô (có dán tem kiểm định và còn thời hạn).
    Giấy lưu hành cho loại xe quá khổ, quá tải (nếu có).
    Sổ nhật ký hành trình chạy xe (đối với các loại xe khách tuyến cố định).
    Phù hiệu của loại xe chạy hợp đồng (đối với các loại xe khách chạy hợp đồng).
    Chứng từ vận tải đường bộ.
    Chứng từ vận tải đường bộ.
    Giấy tờ của chủ xe.

    Giấy tờ của người điều khiển xe

    Giấy phép lái xe ô tô.
    Giấy chứng nhận khóa huấn luyện vận chuyển hàng hóa.
    Những loại giấy tờ thông dụng khác.

    Hợp đồng vận chuyển

    Hợp đồng vận chuyển từ lâu được xem là một trong các loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng, không thể thiếu. Văn bản này là lời cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên đơn vị vận tải và bên thuê đơn vị vận tải theo Pháp luật. Hợp đồng vận tải sẽ là chứng từ quan trọng có tính pháp lý, dùng để giải quyết những vấn đề phát sinh khi tranh chấp xảy ra.

    Những nội dung bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ bao gồm: số lượng, khối lượng hàng hóa, thời gian địa điểm nhận/trả, hình thức và thời gian thanh toán cước phí, mức cước phí cùng những thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cả hai bên.

    Ngoài những thông tin trên, thì trong hợp đồng vận chuyển cũng cần thể hiện thêm vài nội dung như:

    Cách thức xếp dỡ, chằng buộc và chèn lót hàng hóa.
    Quy cách đặc điểm, tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi xảy ra sự cố, phương thức giao, nhận hàng hóa.
    Các điều kiện khác về quản lý thị trường, Hải Quan và kiểm dịch,…

    Chứng từ vận tải đường bộ
    Giấy đi đường

    Loại chứng từ vận tải đường bộ này sẽ dành có những loại xe kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, sẽ được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe riêng, để làm chứng từ xác minh trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa.

    Đơn vị vận tải cũng sẽ dùng giấy đi đường để tiến hành giao công việc vận chuyển hàng cho người lái xe hoặc để hoạch toán chi phí và theo dõi những sự cố xảy ra trên đường. Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ sẽ giúp cho tài xế rất nhiều trong việc giao – nhận hàng hóa cho chủ hàng.

    Phiếu thu cước

    Trong các loại chứng từ vận tải đường bộ, thì phiếu thu cước cũng nắm giữ một vai trò khá quan trọng. Loại giấy này sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải và dùng để:

    Làm giấy tờ thu – chi cước phí vận chuyển và dịch vụ.
    Tính toán giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền phí.
    Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành như thế nào.
    Tính toán kết quả của quá trình vận chuyển hàng hóa.
    Phiếu thu cước sẽ do phía đơn vị vận tải lập và người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đầy đủ và chính xác nội dung các mục. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép, giấy tờ của mình.

    Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước này để làm chứng từ xuất tiền và trả cho phía đơn vị vận tải, sau đó xác nhận rằng quá trình vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất.

    van tai gia re

    Chứng từ vận tải đường bộ

    Giấy gửi hàng

    Đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ sử dụng loại giấy gửi hàng để làm chứng minh cho công việc vận chuyển đã hoàn thành. Ngoài ra, loại chứng từ vận tải đường bộ này có thể thay cho các hóa đơn hay phiếu xuất kho,… Giấy gửi hàng còn là chứng từ pháp lý khi hàng hóa được chuyên chở trên xe.

    Thông tin liên hệ

    Theo dõi mục tin tức của Huỳnh Gia để cập nhập thêm nhiều dịch vụ vận chuyển của chúng tôi.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline